Chứng đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine là một chứng bệnh do căn nguyên mạch máu.
Đặc điểm cơ bản: Đau đầu từng cơn, khởi phát từ khi còn là thanh thiếu niên, nữ gặp nhiều hơn nam và đa số có yếu tố gia đình.
Nguyên nhân của chứng đau nửa đầu hiện chưa được biết rõ nhưng các nhà khoa học thường cho rằng bệnh có liên quan tới sự co giãn đột ngột và bất thường của mạch máu nhỏ trong não bộ (rối loạn vận mạch não) do tác dụng của một số chất trung gian thần kinh như Serotonin theo cơ chế thể dịch hay thần kinh. Ngoài ra, còn có một số yếu tố thuận lợi là sự khởi phát của các cơn đau nửa đầu như: Thay đổi thời tiết, căng thẳng, nhiễm trùng, chế độ ăn…
Y học hiện đại điều trị chứng đau nửa đầu hiện còn nhiều khó khăn. Các thuốc điều trị bao gồm thuốc cắt cơn (như giảm đau, chống co thắt mạch máu não) và các thuốc dự phòng như: Thuốc ức chế giao cảm, chống trầm cảm, chống động kinh và Corticoid. Nhưng hiệu quả chưa thực sự rõ rệt và còn nhiều tác dụng phụ khi phải điều trị kéo dài.
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, tác dụng trên nhiều cơ chế bệnh sinh của bệnh lý đau nửa đầu như: Cải thiện vận mạch, chống co thắt mạch máu và làm tăng sức bền thành mạch… Ngoài ra, thuốc y học cổ truyền cũng có tác dụng điều hoà sự hoạt động của hệ thống thần kinh từ đó làm giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát cơn đau nửa đầu.
Với những ưu điểm như trên, bệnh nhân đau nửa đầu bán cấp và mạn tính có thể được điều trị và kiểm soát tốt bằng thuốc y học cổ truyền mà không lo ngại về tác dụng phụ hay tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Vì vậy, lựa chọn y học cổ truyền là một biện pháp tốt vừa điều trị, vừa giúp phòng ngừa tái phát của tình trạng đau nửa đầu.
Một trong những chế phẩm tiêu biểu của Y học cổ truyền là Hoạt huyết Gia Bảo. Thực tế trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân đã có đáp ứng tốt với Hoạt huyết Gia Bảo chỉ sau khoảng một tuần điều trị. Bệnh nhân đã cải thiện được hầu hết các triệu chứng như đau đầu, ù tại, chóng mặt, mất ngủ một cách nhanh chóng. Tiếp tục sử dụng từ 2 đến 3 tháng, bệnh tiến triển ổn định, giảm hẳn nguy cơ tái phát, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.
BS. Phạm Văn Tuyến
Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương.